Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Tìm hiểu về bệnh hen phế quản


Hen là một loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi (phế quản). Hen gây ra bởi quá trình viêm mạn tính (kéo dài) của phế quản. Nó làm cho phế quản, hoặc đường dẫn khí, của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau.

Tìm hiểu về bệnh hen phế quản

Hen phế quản là gì?

Hen là một loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi (phế quản). Hen gây ra bởi quá trình viêm mạn tính (kéo dài) của phế quản. Nó làm cho phế quản, hoặc đường dẫn khí, của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau.

- Khi quá trình viêm bị kích thích bởi một số yếu tố bên trong và bên ngoài, đường thở sẽ phù nề và ứ đàm.

Tìm hiểu về bệnh hen phế quản

- Các cơ của phế quản sẽ co lại làm cho phế quản hẹp hơn nữa.

- Sự hẹp này làm cho khí khó có thể thoát ra được khỏi phổi (thở ra khó).

- Hiện tượng kháng lại lực thở ra (thở ra khó) này là triệu chứng đặc trưng của bệnh hen.

Vì hen gây ra sự đề kháng, hoặc tắc nghẽn, luồng không khí thở ra, nên nó được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn. Thuật ngữ y học chỉ tình trạng này là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD (chronic obstructive pulmonary disease). COPD là một nhóm bệnh trong đó bao gồm không chỉ có hen mà còn có viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng.

Cũng như các bệnh mạn tính khác, hen là một bệnh mà bạn phải chịu đựng nó hằng ngày trong suốt cuộc đời. Bạn có thể bị lên cơn hen bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với một trong những dị nguyên của bạn. Không giống như các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác, hen có thể phục hồi được.

- Hen không thể chữa khỏi được nhưng có thể kiểm soát được.

- Bạn có cơ hội kiểm soát được hen nhiều hơn nếu như được chẩn đoán sớm và bắt đầu điều trị ngay sau đó.

Tìm hiểu về bệnh hen phế quản

- Nếu được điều trị thích hợp, bệnh nhân hen có thể sẽ ít lên cơn hen hơn và các cơn hen nếu có xảy ra thì cũng sẽ ít nặng nề hơn.

- Nếu không được điều trị, có thể bệnh nhân sẽ lên cơn hen thường xuyên và nặng hơn và thậm chí có thể tử vong.

Hiện nay, hen gặp nhiều hơn ở các nước phát triển. Lý do chính xác vẫn chưa được biết rõ nhưng có thể có sự góp phần của những yếu tố dưới đây:

- Chúng ta trải qua một tuổi thơ ít phải chịu tiếp xúc với những tác nhân nhiễm trùng như ông bà ta lúc trước nên hệ miễn dịch của chúng ta cũng trở nên ít nhạy cảm hơn.

- Chúng ta ở nhà nhiều hơn thời trước nên tiếp xúc với các yếu tố dị ứng ở trong nhà nhiều hơn chẳng hạn như bụi nhà.

- Không khí thời nay cũng bị ô nhiễm nhiều hơn thời xưa.

- Cách sống hiện đại làm chúng ta ít vận động hơn trước và béo phì ngày càng phổ biến. Có một vài bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa béo phì và hen.

Tuy nhiên, tin tốt lành là những người bị hen hoàn toàn có thể sống cho đến cuối đời. Những cách điều trị hen hiện tại nếu được tuân thủ chặt chẽ sẽ giúp bệnh nhân hen giới hạn được số lần lên cơn. Với sự giúp đỡ của các bác sĩ, bạn có thể kiểm soát được căn bệnh của mình.

Nguyên nhân dẫn đến hen phế quản

Chúng ta chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra hen.

- Điểm chung của những bệnh nhân hen là đường dẫn khí của họ bị viêm mạn tính và quá mẫn với nhiều loại dị nguyên.

- Các nghiên cứu tập trung vào vấn đề: "Tại sao người này có thể bị hen trong khi những người khác lại không bị ?"

Tìm hiểu về bệnh hen phế quản

- Một số người khi mới sinh ra đã có khuynh hướng bị hen trong khi một số khác lại không có. Các nhà khoa học đang cố tìm ra các gen gây ra khuynh hướng này.

- Môi trường mà bạn đang sống và cách sống của bạn xác định được một phần rằng bạn có bị lên cơn hen hay không.

Cơn hen là phản ứng của cơ thể đối với dị nguyên. Nó tương tự với phản ứng dị ứng ở nhiều điểm.

- Phản ứng dị ứng là đáp ứng của hệ miễn dịch của cơ thể với những tác nhân lạ.

- Khi các tế bào của hệ miễn dịch nhận thấy tác nhân lạ, chúng sẽ tạo ra một chuỗi những phản ứng giúp cơ thể chống lại.

- Nếu chuỗi phản ứng này làm sản xuất dịch nhầy và co thắt phế quản chúng sẽ tạo ra những triệu chứng của một cơn hen.

- Những tác nhân lạ trong bệnh hen được liệt kê ở bên dưới và chúng thay đổi tùy theo từng đối tượng.

Mỗi một bệnh nhân hen có những loại dị nguyên khác nhau. Có khi gần như tất cả những dị nguyên gây ra cơn hen ở một số người lại không gây ra triệu chứng gì ở những người còn lại. Một số dị nguyên thường gặp gây ra cơn hen có thể là:

- Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói tạo ra bởi củi đốt.

- Hít phải không khí ô nhiễm.

Tìm hiểu về bệnh hen phế quản

- Hít phải những tác nhân kích thích đường hô háp khác chẳng hạn như nước hoa hoặc chất tẩy rửa.

- Tiếp xúc với những chất kích thích đường hô hấp tại nơi làm việc.

- Hít phải những chất gây dị ứng (dị nguyên) chẳng hạn như mọt, bụi nhà hoặc lông súc vật.

- Bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm cúm, viêm xoang hoặc viêm phế quản

- Thời tiết lạnh, khô.

- Cảm xúc hưng phấn hoặc stress.

- Vận động quá nhiều.

- Trào ngược dịch dạ dày - còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD - Gastroesophageal reflux disease)

- Sulphit - một chất phụ gia của một số loại thức ăn và rượu.

- Kinh nguyệt - ở một số phụ nữ (không phải là tất cả) có triệu chứng hen liên quan chặt chẽ đếnchu kỳ kinh nguyệt.

Những yếu tố nguy cơ của hen

- Sốt mùa cỏ khô (viêm mũi dị ứng) và một số chất dị nguyên khác.

- Eczema (chàm) - một loại dị ứng khác ảnh hưởng trên da.

- Di truyền - có cha mẹ hoặc anh chị em cũng bị hen

Triệu chứng của bệnh

Khi đường thở bị kích thích hoặc nhiễm trùng có thể gây khởi phát cơn hen. Cơn hen có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau vài ngày hay vài giờ. Những triệu chứng chính của cơn hen bao gồm:

- Thở khò khè

- Không thở được.

- Co nặng ngực.

- Ho

- Nói khó

Những triệu chứng trên có thể xảy ra trong suốt ngày hoặc đêm. Nếu xảy ra ban đêm, có thể nó sẽ làm phá vỡ giấc ngủ của bạn.

Tìm hiểu về bệnh hen phế quản


Thở khò khè là triệu chứng thường gặp nhất của cơn hen.

- Khò khè là tiếng rít đi kèm với nhịp thở.

- Tiếng khò khè thường nghe thấy ở thì thở ra, tuy nhiên có cũng có thể nghe thấy được ở thì hít vào.

- Không phải tất cả những bệnh nhân bị hen đều thở khò khè và không phải tất cả những người thở khò khè đều bị hen.

Những hướng dẫn chăm sóc cho bệnh nhân bị hen hiện nay bao gồm việc phân độ cho độ nặng của triệu chứng hen như sau:

- Nhẹ - không liên tục: tần số xuất hiện cơn hen không quá 2 lần/tuần và triệu chứng về đêm không quá 2 tuần/tháng. Cơn hen kéo dài không quá vài giờ. Độ nặng của cơn thay đổi nhưng không có triệu chứng giữa các cơn.

- Nhẹ - liên tục: tần số xuất hiện cơn hen nhiều hơn 2 lần/tuần nhưng không phải hằng ngày, triệu chứng về đêm nhiều hơn 2 lần/tháng. Cơn hen đôi khi có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

- Trung bình - liên tục: tần số xuất hiện cơn hen và triệu chứng về đêm nhiều hơn 1 lần/tuần. Cơn hen xảy ra với cường độ nặng hơn và ít nhất là 2 lần/tuần và có thể kéo dài hằng ngày. Cần phải sử dụng thuốc tác dụng nhanh và thay đổi sinh hoạt hằng ngày.

- Nặng - liên tục: cơn hen xảy ra thường xuyên, triệu chứng về đêm xảy ra liên tục và làm giới hạn những sinh hoạt hằng ngày.

Một bệnh nhân bị hen mức độ nhẹ hoặc trung bình cũng có thể bị lên cơn hen nặng. Độ nặng của hen có thể thay đổi theo thời gian trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn.

Khi nào cần đến sự can thiệp của y học

Nếu bạn nghĩ chính mình hoặc con bạn bị hen, hãy đến gặp bác sĩ. Một số dấu hiệu có thể giúp bạn nghĩ đến bệnh hen bao gồm:

- Thở khò khè

- Khó thở

- Đau hoặc co ép ngực

- Ho tái phát, không đều và nặng hơn về đêm.

Tìm hiểu về bệnh hen phế quản

Nếu bạn hay con bạn bị hen, cần phải có một bảng hướng dẫn bao gồm những việc phải làm khi cơn hen xuất hiện, khi nào thì cần gọi bác sĩ và khi nào thì cần đưa đến phòng cấp cứu.

- Hít 2 liều thuốc đồng vận beta đường xịt cách nhau 1 phút. Nếu không đỡ, xịt thêm những liều kế tiếp cách nhau mỗi 5 phút. Nếu không có đáp ứng sau 8 lần xịt (trong vòng 40 phút) thì nên đưa người bệnh đến bác sĩ.

- Nên gọi cho bác sĩ nếu bạn đang lên cơn hen và đã dùng steroid đường uống hay được xịt hoặc tác dụng của thuốc qua đường xịt không kéo dài quá 4 giờ.

- Trên đây chi là những hướng dẫn chung, nếu bác sĩ đề nghị một kế hoạch điều trị khác thì hãy tuân thủ theo kế hoạch đó.

Mặc dù đây là bệnh có thể hồi phục được nhưng một cơn hen nặng cũng có thể gây tử vong.

- Nếu bạn đang lên cơn hen và thở hơi ngắn hoặc không liên lạc được với bác sĩ thì bạn cần phải đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất.

- Không nên tự đến bệnh viện một mình, hãy đi cùng với người thân hoặc bạn bè. Nếu bạn ở một mình, hãy gọi số điện thoại cấp cứu để được chở đến bằng xe của bệnh viện.






Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Bệnh Ho là gì?


Bệnh Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Chính nhờ ho, biểu hiện bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt.

Bệnh Ho Khan là gì ?

o Ho khan không có triệu chứng nào khác hơn là chính triệu chứng ho, bệnh nhân thường cảm thấy vẫn khoẻ, không có nặng ngực và khó thở.

Bệnh Ho là gì?

o Ho khan là ho không có đàm và thường gây ngứa họng, loại ho này có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng

Bệnh Ho có đờm ?

Ho có đờm là ho thường kèm với tình trạng khạc ra chất nhày hoặc đờm. Ho có đờm thường là triệu chứng còn lại sau khi bị viêm họng, viêm xoang hay ngạt mũi… Người bệnh thường có cảm giác nặng ngực, khó thở và mệt.

Ho là triệu chứng bệnh gì?

Ho là một phản ứng của cơ thể, nhằm tống các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài. Ho nhiều làm cho người bệnh mất ngủ, mất sự yên tĩnh của người sống cùng. Ho kéo dài làm người bệnh lo lắng, nghĩ rằng mình mắc một bệnh gì khó chữa, nên thường đến bác sĩ để khám bệnh.

Bệnh Ho là gì?


Động tác ho có thể do phản xạ hoặc theo ý muốn. Khi ho, các cơ hô hấp phải huy động tối đa, làm cho áp lực trong lồng ngực và đường hô hấp ở mức tăng cao nhất. Độ tăng áp lực giữa khí đạo và không khí ngoài trời với việc đóng mở thanh môn, khiến tốc độ không khí được tống ra ngoài nhanh gần bằng tốc độ của âm thanh, đủ lực để đưa các dị vật ra ngoài. Ho có thể có đờm, ho khan, ho từng cơn, hoặc ho húng hắng, ho ông ổng.

Nguyên nhân

Ho thường do những bệnh của đường hô hấp, nhưng cũng có khi ho do bệnh ở ngoài đường hô hấp, đó là các bệnh sau:

Ho do viêm họng cấp: Ho có đờm hoặc ho khan, sốt cao, có khi không sốt. Nuốt vướng, có cảm giác rát họng. Họng đỏ, có hạt hoặc có mủ. Amidan có thể sưng.

Viêm thanh quản: Ho khan. Nói khàn hoặc mất tiếng. Bệnh bạch hầu thanh quản tiếng ho ông ổng. Thể trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Có màng trắng ở họng, gây khó thở, nhiều khi phải mở khí quản.

Viêm khí quản, phế quản cấp: Sốt cao, giai đoạn đầu ho khan, giai đoạn sau có đờm. Đờm đặc hoặc loãng, màu trắng hoặc vàng. Điều trị sớm sẽ mau khỏi.

Bệnh Ho là gì?


Viêm phế quản mạn: Thường gặp ở người hút thuốc lá (75%). Ho có nhiều đờm, mỗi năm ho khạc 3 tháng, trong vòng hai năm liền. Bệnh hay tái phát do những đợt bội nhiễm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây viêm như không khí lạnh, độ ẩm cao, hít phải hơi độc.

Giãn phế quản: Ho nhiều về buổi sáng, có rất nhiều đờm. Để đờm vào cốc, thấy lắng thành 3 lớp: dưới là mủ, giữa là chất nhày, lớp trên cùng là bọt lẫn dịch. Giãn phế quản có khi ho ra máu. Hay tái phát do đợt bội nhiễm.

Hen phế quản: Thường gặp ở lứa tuổi trẻ và trung niên. Người bệnh không sốt. Khó thở từng cơn, cơn hay gặp về ban đêm, trong lúc khó thở thấy tiếng rít cò cử. Sau cơn bệnh nhân ho và khạc ra nhiều đờm trắng, loãng. Hay tái phát nhiều lần do bội nhiễm, khi đó thì đờm có màu vàng.

Bệnh Ho là gì?


Ho gà: Gặp ở trẻ nhỏ, có sốt. Ho từng cơn, cuối cơn ho có tiếng rít như tiếng rít của gà gáy. Ho nhiều có thể vỡ phế nang, gây tràn khí màng phổi.

Ho do dị vật đường hô hấp: Ho sặc sụa, mặt tím tái, có tiếng thở rít, người ngột ngạt như sắp chết. Khi dị vật xuống sâu và ổn định thì đỡ ho, đỡ khó thở. Dị vật gây viêm nhiễm thì ho có đờm hoặc có máu, ho dai dẳng, sốt cao, đau ngực.

Bệnh Ho là gì?


Viêm phổi: Sốt cao, rét run, đau ngực, ho có đờm quánh, dính, màu rỉ sắt. Bạch cầu trong máu tăng cao. Chụp Xquang phổi có hình ảnh viêm phổi.

Lao phổi: Sốt hâm hấp về chiều, người gầy, sút cân, chán ăn. Ho dai dẳng, ra đờm đặc, có khi lẫn máu hoặc ho ra máu tươi. Tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm.

Áp-xe phổi: Sốt cao, đau ngực. Ho khan hoặc có đờm. Khi ổ áp-xe vỡ thông vào phế quản thì ho ra nhiều đờm như mủ, mùi tanh hoặc rất thối.

Bệnh bụi phổi: Gặp ở người tiếp xúc với bụi ở công trường, hầm mỏ, làm đường, công nhân nhà máy dệt, may, xi-măng… Bệnh nhân ho kéo dài, ra đờm màu đen, đục. Những đợt bội nhiễm thì ho tăng hơn. Bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến toàn thân.

Bệnh Ho là gì?


Bệnh màng phổi: Viêm màng phổi có dịch, ho do màng phổi bị kích thích, ho khi thay đổi tư thế.

Ung thư phế quản: Gặp ở người già, người hút thuốc lá. Người bệnh gầy sút nhanh, ăn uống kém, đau ngực, ho ra máu. U chèn ép nhiều gây khó thở, xẹp phổi. Cần phải chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để xác định.

Ho do các nguyên nhân tim mạch: Tăng áp lực động mạch phổi, phổi bị ứ huyết, gặp trong các bệnh hẹp van hai lá, tâm phế mạn, suy tim, viêm màng ngoài tim khô hoặc có dịch.

Áp-xe gan, dưới cơ hoành: Gây phản ứng phổi – màng phổi, kích thích màng phổi gây ho.

Ngoài ra, khi phụ nữ có thai, u xơ tử cung, bệnh trào ngược dạ dày, người rối loạn tinh thần… hoặc mắc một số bệnh toàn thân kèm viêm đường hô hấp cũng có ho, như bệnh cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, rubeol, nhiệt thán, các bệnh thuộc phạm vi tai – mũi – họng. Ho còn gặp trong trường hợp nhiễm không khí nóng hoặc lạnh, hít phải các hơi độc, hóa chất, thuốc lá gây kích thích niêm mạc đường hô hấp.

Điều trị

Việc quan trọng là phải điều trị nguyên nhân, nhưng điều trị triệu chứng ho và làm cho đờm thoát ra ngoài lại rất cần thiết. Thuốc ho có nhiều loại: thuốc có tác dụng trên trung ương (trung tâm hô hấp như: dextromethorphan, mocphin, codein) và các thuốc làm tan đờm, lỏng đờm (tecpin). Tuy nhiên các thuốc này cũng có những tác dụng phụ hoặc tai biến.

Bệnh Ho là gì?


Các thuốc trung ương gây ức chế trung tâm hô hấp, không nên dùng cho người già, trẻ em, người có viêm phế quản mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người suy hô hấp. Thuốc codein không dùng cho người táo bón và thận trọng cho người bị hen, v.v… Tùy theo từng trường hợp ho cụ thể mà các bác sĩ sẽ có quyết định.

Tóm lại, thuốc ho phải dùng với liều lượng tối thiểu, cần dùng đúng liều cho trẻ em, người cao tuổi, phải phối hợp với điều trị bệnh chính. Chú ý không được tự ý dùng một cách tùy tiện, mà phải có sự chỉ định của bác sĩ.





Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo
Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Dược thảo trị ho viêm họng, viêm phế quản



Ho viêm họng và viêm phế quản là những chứng bệnh thường gặp, nhất là trong mùa thu đông và có nhiều kinh nghiệm chữa trị trong y học cổ truyền.

Bệnh được chia làm hai thể cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể sinh viêm, nhiễm khuẩn khí phế quản, gây ho đờm nhiều; khí táo làm giảm tiết dịch niêm mạc đường hô hấp gây ho khan, viêm họng, ngứa họng.

Dược thảo trị ho viêm họng, viêm phế quản

- Cam thảo


 Dược thảo trị ho viêm họng, viêm phế quản

Trong nghiên cứu thực nghiệm, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

- Cát cánh


 Dược thảo trị ho viêm họng, viêm phế quản

Trên thực nghiệm, rễ cát cánh có tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhày ở niêm mạc làm cho đờm loãng, dễ bị tống ra ngoài.

- Dâu


 Dược thảo trị ho viêm họng, viêm phế quản

Cao chiết từ lá, vỏ rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và có tác dụng an thần nhẹ.

- Gừng


 Dược thảo trị ho viêm họng, viêm phế quản

Trên thực nghiệm, gừng có các tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

- Mạch môn


 Dược thảo trị ho viêm họng, viêm phế quản

Rễ mạch môn có các tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu và tụ cầu vàng, chống viêm, ức chế ho trong mô hình gây ho thực nghiệm trên động vật, đồng thời có tác dụng long đờm, làm tăng tiết dịch nhày ở niêm mạc khí phế quản.

- Tía tô


 Dược thảo trị ho viêm họng, viêm phế quản

Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng.

- Tiền hồ


 Dược thảo trị ho viêm họng, viêm phế quản

Tiền hồ có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác và có tác dụng long đờm. Trong y học cổ truyền, tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản.


Các bài thuốc

Chữa ho do lạnh

Tía tô, bách bộ, mỗi vị 12g; húng chanh, sả, mỗi vị 10g; gừng, trần bì, mỗi vị 8g; bạch chỉ 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa ho có đờm

- Bài 1: Cam thảo 8g, cát cánh 4g. Sắc uống ngày một thang.

- Bài 2: Cát cánh, kinh giới, bách bộ, mỗi vị 200g; trần bì 100g; cam thảo 60g. Các vị tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 1-3g, ngày 3 lần vào sau hai bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Chữa ho viêm họng

Vỏ trắng rễ dâu, bách bộ (bỏ lõi sao vàng), mạch môn, mỗi vị 10g; vỏ quýt, xạ can, cam thảo dây, mỗi vị 5g. Làm dạng thuốc phiến, mỗi phiến 3g, ngày ngậm 4-5 lần, mỗi lần 1 phiến.

Chữa trẻ em viêm họng, viêm phế quản

Mạch môn, huyền sâm, thiên môn, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần.

Chữa viêm phế quản, đờm không tiết ra được

Tiền hồ, tang bạch bì, đào nhân, bối mẫu, mỗi vị 10g; khoản đông hoa 8g; cát cánh 5g; cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa trẻ em ho gà

Thiên môn, mạch môn, bách bộ, chỉ xác, trần bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.



Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Món ăn, bài thuốc, trà chữa viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc, món ăn, trà thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:

Món ăn, bài thuốc, trà  chữa viêm phế quản

Bài thuốc

Bài 1: Chữa viêm phế quản, ho, khó khạc đờm: Tang bạch bì, tiền hồ, đào nhân, bối mẫu, mỗi vị 10g; Khoản đông hoa 8g, cát cánh 5g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang. Uống liền 1 tuần.


Bài 2: Hỗ trợ điều trị viêm phế quản trong giai đoạn cấp tính: Kim ngân, lá dâu, mỗi vị 12g; Bạc hà, cúc hoa, lá ngải cứu, mỗi vị 10g, xạ can 8g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Tía tô 12g; Lá hẹ, kinh giới, mỗi vị 10g; Bạch chỉ, rễ chỉ thiên, mỗi vị 8g; Xuyên khung, trần bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang. Uống 5 – 7 ngày.


Bài 3: Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính: Vỏ rễ dâu, mạch môn, rau má, bách bộ, mỗi vị 10g; Trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Lá dâu sao vàng 15g, cát cánh 16g, tía tô 16g, cam thảo 16g, mơ muối 10g, rau tần dày lá 12g, sa sâm 16g, bối mẫu 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 7 ngày là một liệu trình.


Bài 4: Hỗ trợ điều trị viêm phế quản :cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính (người bệnh có biểu hiện ho, khạc nhiều đờm, họng khô đau, sốt, nhức đầu,…): Tang diệp 16g, rễ cây chanh 8g, rễ cây dâu 12g, bán hạ chế 6g, bạc hà 8g, cúc hoa 8g, rau má 12g, xạ can 4g, lá hẹ 8g, rễ chỉ thiên 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 1 tuần.


Bài 5: Chữa ho do viêm phế quản: Bách hợp 30g, mạch môn đông 10g, bách bộ 8g, thiên môn đông 10g, tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g, nước 1.000ml. Sắc còn 400ml, chia làm 3 lần, uống trong ngày. Uống 5 -7 ngày.


Món ăn

Cháo bách hợp, hạnh nhân: Bách hợp tươi 50g, hạnh nhân 10g, gạo tẻ 50g. Cách làm: Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu cháo, đến khi gần được cho bách hợp và hạnh nhân (bỏ vỏ) vào, cho thêm ít đường, ăn trong ngày, có công dụng nhuận phế, trừ ho, dùng tốt cho người bệnh viêm phế quản, khí quản. Lưu ý: Không dùng bách hợp trong trường hợp cảm lạnh, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn.

- Cháo ý dĩ, hạnh nhân: Ý dĩ nhân 30g, hạnh nhân 10g, đường phèn vừa đủ. Cách làm: Lấy ý dĩ nhân nấu cháo, đợi khi gần chín cho hạnh nhân vào, để lửa nhỏ nấu đến khi chín, cho đường phèn, ăn vào buổi tối, sáng. Tác dụng: Hóa đờm bình suyễn.

- Cháo phổi lợn, ý dĩ: Phổi lợn 500g, ý dĩ nhân 50g, gạo lức 100g. Cách làm: Phổi lợn rửa sạch, nước vừa đủ, cho 1 chút rượu, nấu chín vớt ra, thái miếng nhỏ rồi cho vào nồi cùng gạo lức đãi sạch, ý dĩ nhân, hành, gừng tươi, gia vị vừa đủ, đun to lửa cho sôi sau nhỏ lửa, hầm đến khi gạo chín nhừ là được. Ngày 1 bát, chia vài lần, ăn thường xuyên rất có hiệu quả đối với người bệnh viêm phế quản.

- Cháo hạnh nhân: Hạnh nhân 15g, gạo tẻ 50g. Cách làm: Hạnh nhân bỏ vỏ, nghiền mịn, rồi nấu với gạo thành cháo, khi ăn nêm gia vị. Ăn nóng, vào sáng sớm và chiều tối. Dùng cho người bệnh viêm phế quản, ho, khó thở, ngực bứt rứt.

- Cháo bí đao, ý dĩ: Bí đao 30g, ý dĩ nhân 15g, gạo lức 100g. Cách làm: Bí đao rửa sạch, nấu lấy nước bỏ bã; ý dĩ, gạo lức đãi sạch. Cho tất cả vào nồi nấu thành cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm ho, tan đờm.


Món ăn, bài thuốc, trà  chữa viêm phế quản

- Lê hấp đường phèn: Lê 2 quả, bột bối mẫu 10g, đường phèn 30g. Cách làm: Quả lê ngâm rửa sạch, khoét bỏ hạt, cho bối mẫu và đường phèn vào trong quả lê, hấp chín. Ăn 2 lần (sáng, tối) trong ngày. Công dụng: Trị viêm phế quản cấp, họng khô đau, ho khan ít đờm.


Món ăn, bài thuốc, trà  chữa viêm phế quản


Trà dược:

- Trà phật thủ: Phật thủ 30g, đổ nước vừa đủ đun sôi chắt lấy 200ml nước, hòa 20ml mật ong uống thay trà trong ngày. Công dụng: Nhuận phế, giảm ho, tiêu đờm, dùng tốt cho người bệnh viêm phế quản mạn tính.

- Trà quất: Trà mạn 2g, vỏ quất khô 2g. Cho cả hai thứ vào nước sôi hãm 10 phút. Ngày uống 2 lần, uống nóng sau các bữa ăn. Công dụng: Trị ho có đờm, giảm kích thích phế quản phổi, dạ dày trướng hơi không tiêu.


Món ăn, bài thuốc, trà  chữa viêm phế quản

- Trà trám, mơ: Quả trám tươi 50g (có thể dùng trám khô 10g), quả mơ 10g, đường trắng vừa đủ. Bổ quả trám và mơ ra, cho nước vào đun 20 phút, bỏ bã lấy nước, thêm chút đường trắng, uống thay trà trong ngày. Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, trị ho, nhuận táo, hóa đờm.

- Trà la hán quả: Quả la hán 20g, nước 500ml. Cho quả la hán vào cốc, cho nước sôi đậy lại, ngâm 30 phút, uống ấm thay trà trong ngày. Công dụng: Trị ho, hóa đờm, thanh nhiệt, nhuận phế.

- Trà mật ong, trứng gà: Mật ong 30g, trứng gà 1 quả. Mật ong cho thêm một ít nước đun sôi; đập trứng vào, lấy đũa đánh cho tan. Ngày uống 1 – 2 lần, uống nóng. Công dụng: Nhuận phế, trị ho, chữa viêm phế quản mạn tính, khản tiếng.


Món ăn, bài thuốc, trà  chữa viêm phế quản


Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Các tổ chức


Các Tổ Chức Có Uy Tín Trên Thế Giới Công Nhận

Sản Phẩm Và Dịch Vụ Chúng Tôi Cung cấp Được WHO( Tổ Chức Y Tế Thế Giới Công Nhận)


Sản Phẩm Chúng Tôi Cung Cấp Là Sản Phẩm Tốt Nhất Không Những Cho Người Lớn Mà

Còn Cả Trẻ Em. Đây Là Sản Phẩm Duy Nhất Được UNICEF( Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc) cấp giấy chứng nhận.


Sản Phẩm Và Dịch Vụ Tốt Nhất Mà Chúng Tôi Có Khi Về Việt Nam Thân Yêu Được Bộ Y Tế Cấp Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Lưu Hành Phục Vụ Người Việt Nam.


Sản Phẩm Và Dịch Vụ Duy Nhất Của Ngành Y Tế Được Người Tiêu Dùng Bình Chọn Năm 2011


Chúng Tôi Có Những Giáo Sư, Tiến Sỹ, Bác Sỹ Chuyên Về Ngành Y Hợp Tác Điều Trị Và

Phòng Bệnh Rất Tuyệt Vời Và Vô Cùng Hiệu Quả. Hình Dưới Đây Là Các Bs Ngành Y Nổi Tiếng Ở việt Nam.


Nhà Giáo Ưu Tú-Tiến Sỹ -Bác Sỹ Đinh Khắc Lang( Ở Giữa)


Giáo Sư-Tiến Sỹ Trần Đáng


Lương Y Quốc Gia- Tiến Sỹ Ngô Đức Vượng


Năm 2014 Công Ty vinh dự nhận giải thưởng" sản phẩm tiêu biểu dịch vụ tận tâm"

do Cục sở hữu trí tuệ và Bộ công thương trao giải trên truyền hình VTV9


Bằng chứng nhận kèm theo cúp vàng 2014


Bệnh viện thông minh còn nhận thêm giải thưởng"Thương hiệu chinh phục người tiêu dùng 2014"


Bằng chứng nhận kèm theo cúp vàng do văn phòng chính phủ trao tặng.


Nếu bạn muốn khỏe mạnh như 2 người này thì chỉ có 1 cách duy nhất là liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.


Chúng tôi tự hào và cam kết nếu không hiệu quả trong điều trị bệnh và phòng bệnh để khỏe mạnh chúng tôi sẽ hoàn trả lại tiền cho các bạn. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe để thực hiện điều mình mong muốn.

Mở rộng chi nhánh

Chúng tôi cung cấp các giải pháp trị bệnh bằng đông Y, cây cỏ và thảo dược, massage bấm huyệt. Sản phẩm của chúng tôi cung cấp là sản phẩm tốt nhất trên thế giới hiện nay, vì nhu cầu dùng cho mọi đối tượng nên chúng tôi muốn sản phẩm tốt nhất này có mặt từng nhà, mọi người ai cũng được hạnh phúc khi sử dụng. Chúng tôi cần tìm nhà phân phối, mở rộng thị trường và nhân rộng phương pháp trị bệnh này trên toàn quốc( không phân biệt trình độ, giới tính), yêu cầu từ 18 tuổi trở lên đều có thể trở thành đối tác của công ty. Hãy liên hệ ngay hôm nay đừng để mất cơ hội của bạn, vì việc làm thì nhiều, không làm việc này thì làm việc khác nhưng cơ hội không phải lúc nào cũng đến với bạn.Hãy nhấc máy lên và gọi ngay để được giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Đường dây nóng: 0935141438 - Mr Lâm, Email: kinhdoanhthongminh.vn@gmail.com

LIÊN HỆ

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Đến với Trị bệnh thông minh bạn được gì?
1. Kiểm tra sức khỏe tổng quát miễn phí.
2. Tư vấn phương pháp trị bệnh tận gốc và phương pháp ăn uống hợp lý.
3. Sở hữu cơ hội trị bệnh miễn phí.
4. Cơ hội hợp tác phát triển và trị bệnh cho mọi người.



Văn Phòng tiếp nhận bệnh nhân tribenhthongminh.com
Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: 093 5141 438