Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

BỆNH PHỔI

Có nhiều bệnh lý liên quan tới phổi, ở đây chỉ bàn về bệnh viêm phổi
Viêm phổi – Bệnh lý thường gặp

BỆNH PHỔI


Viêm phổi là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi. Tình trạng viêm xảy ra ở phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi. Bệnh gây ra do vi khuẩn, vi rút, nấm, nhưng không do trực khuẩn lao. Viêm phổi là bệnh lý nhiễm khuẩn của nhu mô phổi. Tình trạng viêm xảy ra ở phế nang, tiểu phế quản và tổ chức kẽ của phổi. Bệnh gây ra do vi khuẩn, vi rút, nấm, nhưng không do trực khuẩn lao.

Viêm phổi là bệnh rất thường gặp. Hàng năm, tại Mỹ có từ 2 triệu tới 3 triệu trường hợp viêm phổi, trong đó 20% các bệnh nhân phải nhập viện. Tỷ lệ tử vong với các bệnh nhân điều trị ngoại trú là 1-5%, trong khi đó, tỷ lệ tử vong với các bệnh nhân điều trị nội trú là 15-30% (đây là những bệnh nhân mắc bệnh nặng do vậy phải cho nhập viện điều trị). Tại Nhật Bản, hàng năm có từ 50 – 70/100.000 bệnh nhân tử vong do viêm phổi và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4.
Ở nước ta, theo Tiến sỹ Chu Văn Ý (nguyên trưởng khoa Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai) viêm phổi chiếm 12% các bệnh phổi
Tuỳ theo vị trí tổn thương, viêm phổi được chia thành viêm phổi trái, viêm phổi phải hoặc viêm phổi thuỳ và phế quản phế viêm. Tuy nhiên hiện nay, nhiều tác giả chia viêm phổi theo đặc điểm địa dư của vi khuẩn gây bệnh, do vậy viêm phổi được chia thành:

NGUYÊN NHÂN


BỆNH PHỔI

Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng: thể viêm phổi này do vi khuẩn ở môi trường sống ngoài cộng đồng gây ra, do vậy ít xảy ra kháng thuốc, bệnh thường nhẹ, đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh, ngay cả những kháng sinh thông thường.

– Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện: bệnh do các chủng vi khuẩn cư trú trong môi trường bệnh viện gây ra, nhữngchủng vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc cao, do vậy bệnh thường nặng, việc điều trị rất khó khăn, đôi khi không tìm được kháng sinh dùng cho bệnh nhân, do vi khuẩn đã kháng với tất cả các thuốc kháng sinh hiện có.

Nguyên nhân gây ra viêm phổi ở người cao tuổi vẫn là những vi khuẩn, virut sẵn có ở mũi họng, lợi dụng lúc cơ thể các cụ bị suy yếu vì nhiễm lạnh, sức chống đỡ kém, chúng vào đường hô hấp và và gây bệnh.

TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng cơ năng và toàn thân: bệnh khởi phát đột ngột hoặc từ từ

- Ho: là triệu chứng xuất hiện sớm, ho thành cơn, hoặc ho thúng thắng, thường là ho có đờm, một số trường hợp ho khan. trường hợp điển hình đờm có màu rỉ sắt, các trường hợp khác đờm có màu vàng hoặc màu xanh, đôi khi khạc đờm như mủ. đờm có thể có mùi hôi, thối.
- Đau ngực: đau ngực vùng tổn thương, đau ít hoặc nhiều, có trường hợp đau rất dữ dội.
- Khó thở: viêm phổi nhẹ không có khó thở, những trường hợp nặng bệnh nhân thở nhanh nông, có thể có co kéo cơ hô hấp.

BỆNH PHỔI

- Sốt: sốt thành cơn hay sốt liên tục cả ngày, kèm theo rét run hoặc không. nhiệt độ có thể lên tới 40-410c, có những trường hợp chỉ sốt nhẹ 38-38,50c, những trường hợp này thường xảy ra ở những bệnh nhân có sức đề kháng giảm nhiều như: suy giảm miễn dịch, người già, trẻ nhỏ, có các bệnh mạn tính kèm theo.
- Da nóng, đỏ thường thấy ở những bệnh nhân sốt cao; khi xuất hiện dấu hiệu tím môi, đầu chi, chứng tỏ đã có suy hô hấp.
- Môi khô, một số trường hợp có hecpet hoặc ban xuất huyết trên da; lưỡi bẩn, hơi thở hôi. bệnh nhân thường mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn; có thể có đau đầu, đau mỏi người ở những trường hợp viêm phổi do vi rút, M. pneumoniae...
- Trường hợp nặng hoặc những trường hợp viêm phổi ở trẻ em có thể có thể có rối loạn ý thức. 

Các dấu hiệu nguy hiểm
Là các dấu hiệu cho biết trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống được trẻ. Những dấu hiệu này không chỉ có trong bệnh viêm phổi mà còn có thể có trong nhiều loại bệnh nặng khác cũng cần được cấp cứu kịp thời.
- Ở trẻ dưới 2 tháng, đó là: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.
- Ở trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi, đó là: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng.

PHÒNG BỆNH

BỆNH PHỔI

Cách dự phòng

Việc tốt nhất là nên luôn dự phòng bệnh viêm phổi bằng cách vệ sinh môi trường; giữ gìn sức khỏe; nếu bị cảm lạnh nên nghỉ ngơi, uống bổ sung vitamin C, ăn đủ chất sẽ hạn chế viêm phổi sau nhiễm siêu vi.

Người nghiện thuốc lá cần ngừng hút hoặc cai thuốc. Tiêm vắc-xin là một trong những biện pháp dự phòng viêm phổi có hiệu quả nhất. Tiêm vắc-xin phòng cúm được khuyến cáo cho những người từ 50 tuổi; những người có các bệnh mạn tính như tiểu đường, suy thận, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...; nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân có nguy cơ viêm phổi. Tiêm vắc-xin phòng phế cầu 5 năm một lần ở người trên 65 tuổi và ở người trẻ hơn nhưng có mắc bệnh mạn tính.

Dự phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (đeo khẩu trang, súc họng bằng nước sát khuẩn họng, miệng) và điều trị sớm, tích cực khi nhiễm khuẩn đường hô hấp trên xuất hiện. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất đạm, vitamin, chất khoáng. Có chế độ lao động, nghỉ ngơi, rèn luyện thể dục hợp lý, tránh lạnh đột ngột (không tắm lạnh, ăn đồ ăn, uống nước quá lạnh...). Khi có các triệu chứng gợi ý viêm phổi cấp người bệnh cần phải đến phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất để được khám xét, chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Để đề phòng bệnh, trong suốt những tháng đông-xuân người cao tuổi chú ý phòng chống lạnh tốt, không để cơ thể bị nhiễm lạnh, nhất là nhiễm lạnh đột ngột. Ngay trong đợt rét muộn tháng ba chúng ta cũng không được chủ quan. Những ngày rét cuối xuân nguy hiểm không phải vì nhiệt độ không khí quá thấp mà vì tính chất thay đổi đột ngột. Trời đang ấm trở lạnh bất ngờ, nhiệt độ hôm trước hôm sau, ban ngày và ban đêm nhiều khi chênh lệch rất lớn. Cũng vì vậy số cụ bị ốm, cảm lạnh, viêm phổi... trong những tháng mùa xuân thường tăng cao hơn cả những ngày đông giá rét. Ngoài ra cần chú ý phát hiện sớm và chữa sớm khi các cụ mới có những biểu hiện nhẹ như sốt nhẹ, gai rét, mệt, ho thúng thắng... không nên để chậm, bệnh đã nặng rất khó chữa.

Ở trẻ nhỏ cần chú ý:
- Cho trẻ bú sữa mẹ, bú sớm ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho trẻ.
- Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, thức ăn bổ sung cần đủ 4 nhóm thực phẩm (Ngũ cốc, đạm động vật hoặc đậu đỗ, dầu mỡ, rau quả).
- Mùa hè thời tiết nóng bức khó chịu, nhưng không vì thế mà cho trẻ ăn uống đồ lạnh. Việc ăn quá nhiều kem và thực phẩm để lâu trong tủ lạnh càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp ở trẻ, trong đó không loại trừ viêm phổi.
- Nếu trong phòng có điều hòa thì không nên để chế độ lạnh dưới 25 độ, để trẻ nằm hoặc chơi ở nơi thoáng mát, cũng không nên để trẻ ra quá nhiều mồ hôi, nếu không kịp lau khô trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh.
- Chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và than bụi trong nhà.
- Theo dõi lịch tiêm chủng và đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu.
- Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi cần cách ly để không lây nhiễm sang trẻ.
- Nếu trẻ có những biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp như cảm lạnh, viêm mũi, họng thì cần được phát hiện và xử lý sớm, chăm sóc tốt để ngăn chặn bệnh chuyển sang viêm phổi.

Điều trị như thế nào?

Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng khá thường gặp, hầu hết các trường hợp được điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, nếu điều trị chậm hoặc không đúng, bệnh có thể diễn biến nặng, gây áp-xe phổi, tràn mủ màng phổi hoặc thậm chí có thể tử vong.

BỆNH PHỔI

Nguyên tắc
Kê đơn thuốc điều trị tùy theo mức độ nặng của mỗi bệnh nhân.

Lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp với từng chủng vi khuẩn, virút, nấm là căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu (do chưa có kết quả xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh) việc chọn thuốc thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các tương tác thuốc, tác dụng phụ của thuốc.

Thời gian dùng kháng sinh: từ 7 - 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình.

Kháng sinh thường được sử dụng là penicillin với liều lượng tùy theo mức độ bệnh, gần đây có tỷ lệ đáng kể phế cầu khuẩn kháng penicillin (nhưng thường vẫn đáp ứng khi dùng liều cao), có thể dùng nhóm cephalosporin, macrolide; các kháng sinh nhóm quinolon: ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin từ 10 - 14 ngày (ngừng khi hình ảnh tổn thương xóa gần hết trên phim Xquang phổi hoặc sau khi hết sốt 10 ngày).

Trường hợp xác định viêm phổi do virut, nấm hoặc ký sinh trùng, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị đặc hiệu cho từng trường hợp.

Có thể cân nhắc sử dụng phối hợp kháng sinh tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Điều trị triệu chứng nếu cần (dùng các thuốc giảm đau hạ sốt, bồi phụ nước điện giải, giảm ho, long đờm, kết hợp vỗ rung, dẫn lưu đờm theo tư thế).

Bệnh nhân viêm phổi được điều trị ngoại trú (điều trị tại nhà) khi không có các dấu hiệu nặng của bệnh. Khi bệnh nhân có một trong các dấu hiệu sau, cần được điều trị tại bệnh viện: thở nhanh > 25 lần/phút, có tím môi, đầu ngón chân, ngón tay; mạch nhanh > 100 lần/phút, có huyết áp thấp; rối loạn ý thức: lú lẫn, nói lảm nhảm, la hét, co giật; sốt cao > 400C hoặc nhiệt độ cơ thể hạ quá thấp < 350C.


Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại:0913 254 627 (gặp chị Năng) - Hotline : 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét