Hen suyễn là một bệnh mãn tính của đường dẫn khí ở phổi, với hai cơ chế chính là:
- Co thắt phế quản gây cản trở không khí hít vào – thở ra tại phổi gây khó thở.
- Viêm đường dẫn khí (có thể không do vi khuẩn) làm hẹp đường dẫn khí, đồng thời tiết dịch nhầy (đờm) gây ngộp thở, ho, khò khè.
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở từng người không giống nhau do cơ địa và thể trạng mỗi người khác nhau. Nhưng có thể tựu chung lại do những nguyên nhân cơ bản sau:
- Dị ứng với những dị nguyên từ môi trường: khói, bụi, phấn hoa, lông chó mèo, gián, hóa chất, mùi nặng…
- Dị ứng với thực phẩm: các thức ăn đóng hộp, đồ khô, hải sản.
- Dị ứng với thời tiết
- Do dùng một số loại thuốc: aspirin, thuốc cảm, các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (như ibuprofen, naproxen) và thậm chí cả thuốc nhỏ mắt.
- Do các yếu tố bên trong: căng thẳng, stress, hay mắc phải một số bệnh như bệnh dạ dày, ruột, viêm xoang…
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH HEN SUYỄN
Các triệu chứng của bệnh hen phế quản (hen suyễn) rất đa dạng, tuy nhiên dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất đối với những bệnh nhân bị chuẩn đoán hen phế quản. Tuy nhiên các bạn lưu ý, các triệu chứng dưới đây, chỉ là các biểu hiện lâm sàng bên ngoài, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phổi khác.
1. HO MÃN TÍNH, DAI DẲNG
Ho là một phản ứng của cơ thể, nhằm đẩy các chất bài tiết hoặc các dị nguyên từ môi trường như phấn hoa, bụi, khói thuốc lá… ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho như bị nhiễm khuẩn xoang mũi hoặc cảm lạnh, nhưng khi triệu chứng ho kéo dài rất có thể là một trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn. Thêm nữa, khi bạn thường bị đánh thức bởi những cơn ho vào ban đêm do đường thở đột ngột bị thu hẹp thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
2. THỞ KHÒ KHÈ
Thở khò khè cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn. Đây là âm thanh không khí tạo thành khi không thể đi qua phổi một cách bình thường. Bạn dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh. Đối với một số người tập thể dục trong thời tiết lạnh cũng dễ gây ra phản ứng này. Do đó, để nắm bắt tình trạng bệnh kịp thời bạn nên theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể khi tập thể dục trong những điều kiện nhiệt độ khác nhau.
3. HAY HẮNG GIỌNG
Hắng giọng là hành động cố đẩy dịch nhầy mắc kẹt trong cổ họng. Trong cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy, khi chúng bị kích thích, nước nhầy sẽ được tiết ra nhiều hơn. Việc có dịch nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn.
4. CẢM THẤY HỤT HƠI NGAY CẢ KHI VẬN ĐỘNG NHẸ
Nếu bạn bị cảm giác hụt hơi sau khi vận động nhẹ, tiếp đó phải ngồi xuống và nín thở rồi mới có thể tiếp tục, có thể bạn đã bị hen suyễn.
Ngay cả khi vận động nhẹ cũng khiến bạn hụt hơi, cảm thấy nặng ngực, và phải ngồi xuống nín thở rồi mới có thể tiếp tục hoạt động bình thường, thì bạn có thể đã bị hen suyễn. Lúc này bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
5. LUÔN CẢM THẤY MỆT MỎI
Đôi khi bạn gặp tình trạng thở mệt nhọc, khò khè, nhịp thở không đều và thấy nặng ngực mà không vì lý do gì khiến cơ thể mệt mỏi do không được cung cấp đủ khí oxy. Đây là dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh hen suyễn. Nhiều bệnh nhân hen phế quản thường phàn nàn về tình trạng cơ thể mệt mỏi của mình.
6. KÉM THÍCH NGHI VỚI TRỜI LẠNH
Bạn thích nghi với thời tiết lạnh kém hơn. Ngay cả cái lạnh lúc nửa đêm hay ban sớm đều ảnh hưởng đến cơ thể bạn, khiến bạn khó thở, ho, sổ mũi, ngạt mũi. Hay bạn thường bị hắt hơi liên tục, cảm, ho, sổ mũi vào 1 thời điểm cố định trong năm (nhất là khi giao mùa hoặc vào mùa đông). Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa bạn dễ cảm lạnh kéo dài, bệnh không thuyên giảm ngay cả khi đã sử dụng nhiều biện pháp giải cảm và dùng các loại thuốc cảm khác nhau. Thì không loại trừ bạn đã mắc bệnh hen suyễn.
7. DỄ BỊ DỊ ỨNG
Bạn có thể bị hen phế quản khi cơ thể bạn dễ bị dị ứng những lúc tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết nhất là khi giao mùa hoặc dị ứng với thực phẩm như các món ăn lạ, măng tây, thức ăn có tính nóng, đồ hộp, hải sản…
8. HAY BỊ VIÊM PHẾ QUẢN KHI CÒN NHỎ
Khi còn nhỏ bạn thường bị viêm phế quản khiến các ống phế quản vận chuyển oxy đến phổi bị kích thích. Việc này có thể làm tăng nguy cơ bạn bị hen suyễn sau này.
9. THƯỜNG XUYÊN BỊ MẤT GIỌNG
Bị mất giọng thường xuyên có thể không nằm trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn, nhưng khi dấu hiệu này xảy ra thường xuyên và đi kèm với một số triệu chứng khác thì bạn nên đi khám sức khỏe.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh hen khá phức tạp, tuy nhiên có một số yếu tố liên quan đến bệnh hen được cho là nguyên nhân làm cho người bệnh dễ có những cơn bùng phát bệnh hen suyễn như: yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có nhiều người thân, cha mẹ mắc bệnh hen suyễn thì xác suất mắc bệnh của con cái sẽ cao lên đến 50%. Thời điểm xuất hiện cơn hen có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là thời kỳ ấu thơ và thời kỳ mãn kinh ở nữ giới. Ngoài ra, yếu tố dị ứng cũng đóng vai trò quan trọng, hen suyễn do căn nguyên dị ứng gây ra người ta gọi là hen suyễn do nguyên nhân ngoại sinh, các tác nhân dị ứng thường là bụi bặm, nấm mốc, khói thuốc, phấn hoa, một số đồ gia vị, hóa chất công nghiệp, một số loại thuốc men như Aspirin, kháng sinh… Hen suyễn không do nguyên nhân dị ứng mà do các yếu tố phi dị ứng gây nên gọi là hen do các tác nhân nội sinh bao gồm: stress, thể dục, tình dục, các rối loạn hệ dạ dày ruột…
ĐIỀU TRỊ HO-HEN SUYỄN
Chủ yếu là điều trị triệu chứng, kiểm soát các cơn hen và làm chậm tiến triển của bệnh. Trong các trường hợp xác định được tác nhân gây hen, việc kiểm soát các tác nhân này cũng có ý nghĩa quan trọng không kém.
Điều trị khởi đầu với một loại thuốc làm giãn phế quản có tác dụng nhanh và không kéo dài, chẳng hạn như salbutamol (Ventolin, Sultanol, Albuterol...)
200μg để làm giãn phế quản khi các triệu chứng xuất hiện một cách nhẹ và không thường xuyên. Mỗi lần khí dung 100μg, bơm vào miệng, nếu dùng 2 lần thì cách nhau 1 phút, chỉ sử dụng khi nào cần thiết. Chú ý không dùng quá 6 lần trong một ngày. Cần điều trị ngay từ giai đoạn này để làm chậm sự tiến triển của bệnh, có thể duy trì được lượng thuốc làm giãn tĩnh mạch ở mức tối thiểu.
Nếu bệnh đã phát triển đến giai đoạn gây cơn hen thường xuyên hơn, bệnh nhân luôn phải dùng thuốc giãn phế quản mỗi ngày nhiều hơn một lần, có thể cho dùng một loại có tác dụng kháng viêm như beclometazon (Becotid, Aldéxin, Béconase...) từ 100μg đến 400μg mỗi ngày. Mỗi lần khí dung 100μg (chia thành 2 hơi, cách nhau 1 phút, mỗi hơi 50μg bơm vào một bên mũi), mỗi ngày 2 lần. Chú ý không được sử dụng quá 10 lần trong một ngày. Thuốc có tác dụng chậm, thường sau vài ngày điều trị. Có thể dùng phối hợp với một loại thuốc làm giãn phế quản có tác dụng nhanh như salbutamol.
Trường hợp các triệu chứng trở nên rất nặng hoặc bệnh nhân không đáp ứng tốt với các liều bình thường và cần tăng liều, có thể dùng natri (sodium) cromoglycat 5mg – 10mg (1 – 2 hơi), mỗi ngày 4 lần, hoặc nedocromil 4mg (2 hơi), mỗi ngày 2 – 4 lần. Nếu bệnh nhân vẫn chưa đáp ứng tốt, có thể cho dùng đều đặn thuốc kháng viêm steroid với liều cao, chẳng hạn như beclometazon 200μg – 800μg (mỗi lần 2 – 4 hơi, mỗi hơi 50μg bơm vào một bên mũi, cách nhau 1 phút) mỗi ngày 3 – 4 lần, phối hợp với một loại thuốc làm giãn phế quản có tác dụng nhanh như salbutamol vào những cơn cần thiết. Chú ý luôn phải có một khoảng cách giữa 2 hơi thuốc.
Khi các triệu chứng trở nên rất nghiêm trọng hoặc bệnh nhân không đáp ứng với liều điều trị hiện tại, ngoài việc tăng liều và phối hợp các thuốc như trên, có thể lần lượt thử qua một số các biện pháp sau đây:
Cho bệnh nhân hít chất chủ vận beta (chất kích thích thụ thể beta có tính chọn lọc cao) có tác dụng kéo dài, chẳng hạn như salmeterol 50μg – 100μg (2 – 4 hơi khí dung), mỗi ngày 2 lần.
Dùng viên uống theophylin với đặc tính giải phóng chậm, chẳng hạn như Slo-Phylin, 250mg– 500mg, mỗi ngày 2 lần.
Thuốc hít ipratropium 20μg – 40μg (1 – 2 hơi khí dung), 3 – 4 lần mỗi ngày, hoặc oxitropium 200μg (2 hơi khí dung), mỗi ngày 2 – 3 lần.
Dùng viên uống chủ vận beta (chất kích thích thụ thể beta có tính chọn lọc cao) có tác dụng kéo dài, chẳng hạn như Volmax viên nén 8mg, ngày2 lần.
Thuốc giãn phế quản dạng khí dung liều cao, chẳng hạn như salbutamol (Ventolin). Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân. Tuyệt đối không dùng thuốc khi có dấu hiệu bệnh hay nhiễm trùng ở phế quản. Chú ý không dùng quá 6 lần trong một ngày.
Khi các biện pháp trên tỏ ra không kiểm soát được sự phát triển của các triệu chứng, có thể cân nhắc việc điều trị bằng viên uống steroid trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như prednisolon 40mg vào mỗi buổi sáng, liên tục trong 5 ngày, giảm liều còn 20mg trong 5 ngày nữa rồi ngừng thuốc.
Ngoài việc điều trị triệu chứng bằng thuốc như đã nói trên, cần chú ý tìm ra những nguyên nhân tác động đến căn bệnh như nghề nghiệp, môi trường sống, thói quen ăn uống, thuốc lá, rượu... Cần giải thích rõ với bệnh nhân về tác hại của từng yếu tố và khuyên bệnh nhân tự giác loại trừ.
Các tác nhân gây kích thích cần được tìm ra để loại trừ, chẳng hạn như phấn hoa, bụi, lông thú... Khi người bệnh dị ứng với một loại tác nhân nào đó, việc điều trị sẽ không mang lại kết quả nếu bệnh nhân vẫn phải thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
Bệnh nhân nên tránh dùng aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid.
PHÒNG NGỪA
Cần hạn chế tiếp xúc với các nhân tố gây bất lợi cho bệnh tình của mình như len, dạ, bụi, khói thuốc, các chất khử mùi, các loại dầu thơm...; tránh dùng các loại thuốc men thực phẩm và đồ gia vị làm bùng phát cơn hen suyễn; cần cảnh giác đối với một số thuốc, nhất là thuốc Aspirin. Cuối cùng là cần điều trị dứt điểm chứng dị ứng đường hô hấp theo mùa…
Dinh dưỡng cho người bệnh hen suyễn
Người bệnh hen suyễn nên chú ý một số vấn đề sau trong chế độ dinh dưỡng của mình:
· Bổ sung nhiều vitamin C, tăng cường rau củ quả nhất là các loại quả có nhiều vitamin C.
· Các loại thức ăn nhiều bêta-caroten và vitamin E cũng có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp cho bệnh nhân hen. Nhóm nhiều bêta-caroten như gấc, rau ngót, ớt vàng to, cà rốt còn nhóm giầu vitamin E gồm có dầu thức vật và các loại hạt.
· Không nên ăn quá mặn. Nếu hàm lượng muối quá nhiều dễ gây ứ muối và nước, làm nặng thêm tình trạng khó thở. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người bệnh hen suyễn chỉ nên ăn dưới 6g muối/ngày tương đương với 1 thìa cà phê nhỏ.
· Nên chia nhỏ các bữa ăn. Bệnh nhân có thể ăn 6 bữa nhỏ/ngày. Có thể bổ sung thức uống dinh dưỡng như sữa từ 400 – 600ml giúp tăng năng lượng nạp vào và cải thiện được tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân.
· Hạn chế các thực phẩm sinh hơi, gây trướng bụng như thức uống chúa gas, táo, bơ, dưa hấu, đậu, bông cải xanh, bắp cải, ngô, hành, tiêu, rau cải ngâm giấm hoặc làm dưa chua…
· Uống nhiều nước, nên từ 6 -8 cốc nước/ngày. Không uống các thức uống chứa cafein, trà, thức uống chứa gas như các loại nước lên men, coca, pepsi…vì chúng có thể tương tác với một số thuốc điều trị.
Những biến chứng của bệnh hen suyễn
Hen suyễn là loại bệnh thường gặp nhưng mọi người thường ít để ý đến và khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn. Những biến chứng của bệnh hen suyễn rất nặng, và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm phế quản
Đây là một biến chứng của bệnh hen phế quản mãn tính hay còn gọi là hen phế quản bội nhiễm. Bệnh thường có những biểu hiện như sốt, khó thở tăng, đờm nhiều, thường có màu vàng hoặc xanh do nhiễm khuẩn, xét nghiệm đờm thấy bạch cầu thoái hóa và tạp khuẩn. Xét nghiệm máu người bệnh thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa nóng – lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút sinh sôi, gây ra các đợt cúm, viêm nhiễm đường hô hấp và vùng tai – mũi – họng làm cho bệnh hen suyễn biến chứng nặng hơn.
Khí phế thũng
Khi hen phế quản biến chứng thành bệnh khí phế thũng sự đàn hồi của các phế nang ở người bệnh giảm dần thể tích khí cặn tăng khiến bệnh nhân khó thở khi gắng sức, thở ra ít, môi và các đầu chi tím tái, ho khạc đờm nhiều.
Tâm phế mãn tính
Thường gặp ở bệnh nhân mắc hen thể nặng. Triệu chứng điển hình là thở gắng sức, tím tái, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn, đau vùng hạ sườn phải. Thời gian biến chứng thành bệnh tâm phế mãn tính ở người mắc hen phế quản khác nhau, có thể kéo dài 5, 10 năm hoặc lâu hơn.
Suy hô hấp
Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen. Bệnh thường gặp ở những người mắc hen ác tính hoặc hen cấp tính, với biểu hiện khó thở, đôi khi ngừng thở, phải dùng máy hỗ trợ thở, tím tái liên tục.
Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não
Tình trạng suy hô hấp kéo dài khiến não thiếu oxy, trong các thể hen nặng, có lúc ngừng hô hấp hay tim ngừng đập. Những trường hợp này bệnh nhân thường lên cơn ngạt thở đột ngột, làm tăng CO2 trong máu, dẫn đến hôn mê và tử vong.
Xẹp phổi
Một biến chứng nữa của bệnh hen suyễn là xẹp phổi. Hơn 1/3 trẻ em gặp biến chứng xẹp phổi khi mắc bệnh hen suyễn. Khi hen ổn định thì tình trạng này sẽ khỏi.
Những biến chứng nặng nề của bệnh hen suyễn không chỉ gây mất mát lớn đến cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến toàn xã hội. Do đó, chúng ta cần có sự hiểu biết sâu rộng về bệnh hen để có những phương pháp phòng tránh và điều trị đúng đắn ngay từ giai đoạn chớm bệnh.
Tràn khí màng phổi
Lúc này các phế nang giãn rộng, tại những vùng phế nang giãn mạch máu thưa thớt, áp lực trong phế nang tăng mạnh. Khi người bệnh ho mạnh hay hoạt động quá sức, các thành phế nang dễ bị bục vỡ. Tràn khí mang phổi hai bên là nguyên nhân gây tử vong ở người hen suyễn. Bệnh tràn khí màng phổi thường gặp ở khoảng 5% hen mãn tính.
PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI NHẤT
Với phương pháp tiên tiến trên thế giới, bậc nhất Châu Âu và các Giáo sư nghành y tế đã tạo ra một loại thuốc tốt nhất hiện nay. Chính loại thuốc này sẽ giúp những người mắc bệnh ho-hen suyễn loại bỏ được căn bệnh gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như gây biến chứng nặng nề.
Với phương pháp hiện đại này ngoài việc chữa khỏi bệnh thì còn có sức khỏe dồi dào toàn bộ cơ thể.
Sản phẩm trị bệnh này đã được các cơ quan cao nhất trong nghành y tế thế giới chứng nhận như: WHO : Tổ chức y tế thế giới, Unicep (qũy nhi đồng liên hiệp quốc), Haccap : Điều kiện sản xuất vô trùng tiên tiến và trong sạch nhất, ISOO2200 : quy trình sản xuất số 1 thế giới. và nhiều chứng nhận khác.
Khi về Việt nam được các tổ chức y tế trong nước đón nhận và cấp chứng chỉ như : Bộ Y tế, Hội liên hiệp khoa học, Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, báo thanh niên, báo tuổi trẻ, các đài truyền hình trong nước đều lên sóng và ủng hộ phương pháp này. Vinh dự nhận các giải thưởng như : sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích nhất 2011, sản phẩm chinh phục người tiêu dùng : 2011, HCV sản phẩm tiêu biểu sự tận tâm 2014, tước hiệu uy tín vì sức khỏe 2014 …
Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ
Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo
Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại:Hotline : 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn
http://www.tribenhthongminh.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét